Social Icons

8/4/11

Kỹ thuật nuôi trồng Lan Vanda

Tên gọi khác (Vân Lan & lan Ascocenda
A. Nhiệt độ - độ ẩm - sự tưới nước: Ở Việt Nam, Vanda rừng là một loài Lan vùng mát nhưng các Vanda lai là một loại Lan của vùng nóng, nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25oC - 30 oC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng độ ẩm cục bộ trong chậu phải thật thoáng, cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm.

B. Ánh sáng:
Vanda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ cần 60% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000 – 40.000 1m/m2.

C. Nhu cầu phân bón:
Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng ở bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda TMA phân bò khô có thể là loại phân tốt, có thể dùng loại phân bánh dầu phọng nhưng hữu hiệu hơn hết vẫn là phân hóa học với công thức 30-10-10 dùng cho cây còn nhỏ và 20-20-20 dùng cho cây đã trưởng thành, còn dùng cho cây ở giai đoạn sắp ra hoa hoặc cần ra hoa ta dùng công thức 6-30-30, 10-55-10, 15-30-15, ta tưới 2lần/tuần (Nếu không có thời gian ta tưới 1lần/tuần) với nồng độ 1 muỗng cà phê 4 lít nước. sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ được dưỡng liệu. Ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của Lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương. Vì loài này là loài phụ sinh và có nhiều rễ trên không.

D. Cấu tạo giá thể:
Vanda là một loại Lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi Lan Việt Nam thường gọi là “Chuồn lá”, tuy nhiên ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và ascosenda là điều kiện bắt buộc việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới nước hàng ngày.

E. Thay chậu và nhân giống:
Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây sự mất cân đối giữa cây và chậu. việc thay chậu có thể thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vẫn là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu.
Cách nhân giống tương tự Hồ Điệp, hàng tuần ta phun một lần dung dịch kích thích ra rễ, bạn cứ nhớ rằng đối với loài Vanda mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tăng lên một bậc như vậy sau một thời gian cây Lan Vanda có một bộ rễ thật mạnh dù đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

F. Sâu bệnh:
Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tấn công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. Loại này cũng thường hút nhựa như các lá của giống Dendrobium, cách trưc cũng là các loại thuốc sát trùng, Serpa phun sương trên lá.
Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phải cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt Lan sau đó bôi vôi hoặc Vanzơlin + thuốc trừ nấm vào vết cắt, dụng cụ cắt được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây Lan khác, nếu không bênh sẽ lây truyền toàn bộ vườn Lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm như Topsil, Rineb, Cocman, Folpan 50wp, Bordocop 25wp, Sulfolac 800DF, Hidrocop 77wp, …… Nửa tháng 1 lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám Ơn Nhiều!

 
Blogger Templates