Social Icons

Featured Posts

8/4/11

Sâu bệnh

Quy mô
Khá một vài loài hoa lan quy mô tàn phá. Quy mô tiết ra một loại côn trùng khó, sáp bao gồm mà không thấm thuốc trừ sâu nhất, trừ khi là tác nhân làm ướt được thêm vào. sự hiện diện của họ là thường đầu tiên nhận thấy do dính “ngọt” rằng họ tiết. infestations lớn có thể rất khó để diệt trừ ngay cả với thuốc trừ sâu có độc tính cao.

Các triệu chứng : Quy mô thường xuất hiện như là một gò đất lớn lên tròn gắn liền với bất kỳ phần nào của cây. Còn lại với các thiết bị của mình, nó có thể sinh sôi nảy nở và đi qua một nhà máy, giết mô. Cát là nhiều khả năng sẽ bị nhiễm khuẩn với quy mô.
Mẹo : Người mới bắt đầu có lợi thế của việc sở hữu chỉ là một vài nhà máy. Một tăm bông cotton nhúng vào rượu và áp dụng cho quy mô nhỏ có thể kiểm soát infestations. Thuốc trừ sâu như vậy malathion, cung cấp kiểm soát mạnh mẽ hơn. Hãy cẩn thận làm theo chỉ dẫn và hạn chế tối đa của bạn, cũng như những người khác, tiếp xúc.
Mealybugs
Khá một vài loài hoa lan quy mô tàn phá. Quy mô tiết ra một loại côn trùng khó, sáp bao gồm mà không thấm thuốc trừ sâu nhất, trừ khi là tác nhân làm ướt được thêm vào. sự hiện diện của họ là thường đầu tiên nhận thấy do dính “ngọt” rằng họ tiết. infestations lớn có thể rất khó để diệt trừ ngay cả với thuốc trừ sâu có độc tính cao.

Các triệu chứng : Các trắng, infestations dính thường bắt đầu như một bản vá dưới lá hoặc trong một số khác ít hơn rõ ràng vị trí. Trong điều kiện ấm áp, chúng lây lan nhanh chóng. infestation An không được kiểm soát đầu có thể kéo dài trong nhiều năm, làm suy yếu và thậm chí giết chết một số nhà máy.
Mẹo : Thủ thuật này và tất cả các loài gây hại phong lan là hằng số giám sát, để bạn nắm bắt bất kỳ infestation trước khi dịch hại có thể nhân rộng. Một con bọ trong bột cô lập có thể bị giết với rượu. An infestation cố thủ đòi hỏi lặp đi lặp lại với thuốc trừ sâu phun hàng tại trung tâm khu vườn của bạn, như malathion. Hầu hết các thuốc trừ sâu không ảnh hưởng đến trứng, để phun với khoảng hai tuần để đảm bảo xoá của côn trùng mới nở. Thường xuyên áp dụng các thuốc trừ sâu (cũng như các loại thuốc diệt nấm) là không cần thiết và chỉ gây ô nhiễm và nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của bạn.
Rệp
Rệp nhỏ màu xanh lá cây để côn trùng màu vàng mà đại chúng về nụ hoa hoặc lá mới – dễ dàng kiểm soát, ngay cả với xà phòng có water.They xuyên mouthparts rằng xâm nhập bề mặt thực vật, cho phép việc truyền tải của một số virus lan (hoặc nấm), vì vậy điều quan trọng là họ được tận diệt ngay khi chúng được phát hiện.

Mẹo : Hoa Cúc trích (có sẵn ở gần trung tâm khu vườn bao giờ hết) - Cây kim cúc hoặc Pyretin là một lựa chọn tốt đó là không độc hại cho động vật có vú nó có tác dụng kéo dài rất ngắn, nhưng mạnh mẽ. Phun lặp đi lặp lại với nó hoặc xà phòng một côn trùng cũng cung cấp một số kiểm soát.
Spider mites (huyền thoại)
Nhân nhanh chóng trong điều kiện khô, để lại hố trên bề mặt dưới của lá và đưa ra các lá xuất hiện màu bạc. Những loài gây hại rất khó để xem, nhưng những thiệt hại mà họ làm là không.

Các triệu chứng : Con ve hút khô lá chúng tấn công, để tìm bệnh bạc lá và khô.
Mẹo : Bọ ve thường được hưởng lợi từ điều kiện không khí khô và ấm áp. Tăng độ ẩm và lưu thông không khí và áp dụng liên hệ với thuốc trừ sâu. Ít nhất hai phun thuốc vài ngày ngoài là cần thiết để diệt tất cả người lớn và thanh thiếu niên. Nâng cao độ ẩm trong khu vực đang phát triển sẽ giúp ngăn chặn dịch.
Hoa Cúc trích (có sẵn ở gần trung tâm khu vườn bao giờ hết) - Cây kim cúc hoặc Pyretin là một lựa chọn tốt đó là không độc hại cho động vật có vú nó có tác dụng kéo dài rất ngắn, nhưng mạnh mẽ. Phun lặp đi lặp lại với nó hoặc xà phòng một côn trùng cũng cung cấp một số kiểm soát. miticides thương mại cung cấp nhiều hơn.

Slugs và con ốc
Slugs và thức ăn ốc trên lá, rễ, và hoa vào buổi tối. Chúng được thêm một vấn đề ngoài trời và trong nhà kính hơn trong nhà nhưng vẫn còn những động vật thân mềm slimy có một sở thích độc ác cho nụ và hoa phong lan. Một số baits có sẵn, mặc dù hiệu quả hạn chế họ đã chứng minh là có sự kiểm soát hiệu quả nhất.

Mẹo : Làm sạch khu vực đang phát triển để loại bỏ nơi cất giấu. Bả trong bữa ăn miếng hoặc dạng nằm rải rác xung quanh nhà máy. các hình thức chất lỏng có thể được pha loãng và đổ vào phương tiện. Một số người trồng lan đất tảo cát để kiểm soát hữu cơ. Cảnh báo: Bả là độc hại đối với vật nuôi.
Người có sở thích trong những năm qua đã đặt cạn bát bia trong khu vực đang phát triển với một số thành công. Hãy chắc chắn rằng bạn thay đổi bia mỗi ngày khác (bạn cần chỉ là một chút) bởi vì nó bắt đầu bốc mùi khủng khiếp. Bia và bột viên thu hút các slugs xa hoa, vẫn còn hiện tại họ thích bia tốt hơn nhiều.

Bệnh tật và sâu bọ

Lan nếu được nuôi dưỡng đúng cách, cây sẽ khỏe mạnh, đâm chồi nẩy nụ và hoa sẽ tươi đẹp bền bỉ. Nếu không cây sẽ yếu ớt, không ra hoa lại hay bị nhiễm bệnh và chết.

Nguyên nhân làm cho lan không được khỏe mạnh liên quan đến nhiều vấn đề khá quan trọng như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, tưới nước, phân bón v.v… nhưng 80% là tưới quá thường xuyên. Nên nhớ lan cần ẩm độ cao nhưng không cần tưới quá nhiều nước.

• Nóng quá cây sẽ bị còi cọc, lá vàng vọt không lớn được, hoa chóng tàn.
• Lạnh quá nhựa cây không lưu chuyển được, cây yếu dần và dễ bị bệnh.
• Thay đổi nhiệt độ đột ngột nụ hoa sẽ thui chột và bị rụng
• Nắng quá cây sẽ làm cháy lá, úa vàng cằn cỗi.
• Thiếu ánh sáng cây èo uột, lá mềm và rũ xuống.
• Ẩm độ quá thấp củ bẹ nhăn nheo, teo tóp lại.
• Ẩm độ quá cao, cây dễ bị nhiễm bệnh.
• Thiếu nước cây bị khô cằn, lá bị nhăn nhúm chun xếp lại.
Quá nhiều nước cây sẽ bị thối củ, thối rễ
• Bón quá nhiều cây sẽ bị còi cọc vì muối đọng trong chậu làm cháy rễ, đầu lá bị cháy.
• Thiếu phân bón thường có những hiện tượng sau:
• Thiếu chất đạm (nitrogen) cây không lớn, lá từ từ lá vàng úa, lá già trước lá non sau
• Thừa chất đạm lá xanh mướt, dài và mềm
• Thiếu chất lân (phosphorous) lá ngắn và nhỏ
• Thừa chất lân cây thấp, lá ít và dầy, ra hoa sớm, dò hoa thấp ngắn.
• Thiếu chất cali (potassium) cây bị mềm yếu, lá bị xoăn lại và không ra hoa
• Thừa cali thân cây và lá bị nhỏ đi, cây không lớn được.

Kinh nghiệm cho biết lan cần rất ít phân bón vì vậy chỉ nên bón thật loãng và thưa, ngoại trừ Vanda, Dendrobium và Cymbidium. Những giống nguyên thủy (species) không ưa nhiều phân bón.
Những khiếm khuyết kể trên làm cho cây yếu ớt nên dễ bị bệnh. Thông thường do những vết trầy, cắt hay gẫy, khi bị quá ẩm ướt vào mùa mưa lạnh lại bị thiếu nắng, không thoáng gió thêm vào quá nhiều phân bón.
Những chứng bệnh của hoa lan được xếp vào 3 nhóm như sau: nhiễm trùng(bacterial diseases) bệnh nấm (fungal diseases) và nhiễm vi khuẩn (viral diseases).

NHIỄM TRÙNG Đốm và thối (Bacterial spot/Rot)
Bệnh nay do vi trùng Pseudomonas và Erwirnia làm cho chết cây và lan sang các cây khác mau lẹ. Dấu hiệu: Lá hay cuống lá có đốm hay vệt mầu nâu hay đen hay phỏng nước từ từ loang to. Hoa có đốm mầu hồng hay nâu nhạt .Rễ bị nhũn ra và ngửi có mùi hôi.
Cách ngăn ngừa và chữa trị chứng bệnh này là
• Hãy cắt bỏ hết những chỗ bị thối và cắt sâu thêm ít nhất là 2 phân vào phần còn khỏe mạnh.
• Dao kéo cắt cây phải đốt qua lửa để diệt trùng.
• Rắc bột diêm sinh vào chỗ cắt để khử trùng, khử nấm.
• Nếu gốc cây hoặc rễ bị thối nên thay chậu bằng chậu sạch và vỏ cây mới.
• Để xa những cây lành mạnh
• Tăng cường sự thoáng gió
• Giảm độ ẩm
• Bớt tưới nước và tránh làm ướt lá.

BỆNH NẤM

1. Nấm thối đen (Black rot: Phythopthora) thường xẩy ra cho lan Cattleya và nhiều loại khác. Dấu hiệu: mầm non bị thối đen từ gốc lan lên trên và có những chấm mốc trắng bên ngoài. Bệnh này lan ra nhanh chóng từ cây nhỏ đến cây lớn. Thông thường cây sẽ chết, mặc dầu đã cắt bỏ và chữa trị như trên.
2. Thân cây bị thối hoặc chết khô (Black leg/ Dry rot) thường xẩy ra cho các lọai Vanda và Dendrobium do nấm Fusarium và Rhizoctonia. Nguyên nhân nước đọng quá nhiều trong chậu và nhiễm bệnh. Dấu hiệu: thân cây bị mềm hoặc khô lại, rụng lá dần dần từ gốc đến ngọn. Chữa trị như trên.
3. Lá có đốm hay chấm nâu đen hay loang lổ (spot, dot, blotch), hơi sần sùi xẩy ra cho Cattleya, Dendrobium, Oncidium, Vanda v.v… do các thứ nấm Cercospora, Colletotrichum, Septoria, Phyllosticta gây ra làm cho lá rụng sớm hơn và làm cho cây cũng như hoa không được tươi tốt và mau tàn. Cách chữa trị như trên và phải phun thuốc trừ nấm như Physan, Benomyl, Daconil v.v…, nhưng những chấm này để lại các vết sẹo trên lá không sao hết được ngoại trừ cắt bỏ.

VI KHUẨN (Virus)

Lan bị nhiễm vi khuẩn, có nhiều thứ rất khó lòng nhận diện, bởi vì vi khuẩn rất nhỏ, dấu hiệu thay đổi và nhiều khi lại giống như các bệnh nhiễm trùng hay nấm. Chỉ có thí nghiệm mới biết chắc chắn. Có một điều nên biết là những cây bị nhiễm trùng hay nấm nếu đã được chữa trị, sẽ không có dấu vết trên các cây con, còn vi khuẩn sẽ lây lan sang các cây con và không có cách gì chữa trị được đành phải vất bỏ, bời vì cây quặt quẹo, yếu đuối, hoa bị lệch lạc, cong queo, có nhửng tì vết và chóng tàn.
Nhưng cũng có 2 thứ vi khuẩn thông thường nhất rất dễ nhận diện đó là: Cymbidium mosaic virus và Odontoglossum Ring spot virus thường lan truyền sang cây khác bởi việc cắt xẻ cây bằng dao kéo không được khử trùng, nước tưới bắn sang cây bên cạnh hoặc côn trùng hút nhựa rồi mang bệnh từ cây này sang cây khác.

SÂU BỌ

• Rệp xanh hay đen (aphid) thường bám vào nụ hoa hay cây non. Rệp không những hút hết nhựa cây mà còn truyền bệnh nữa. Xit bằng nước hay cồn 75% hay dùng cây tăm nhúng vào cồn lấy ra. Phải coi chừng khỏang 5-7 ngày sau trứng sẽ nở và phải diệt lại.
• Rệp trắng (false spider mites) rất nhỏ nhưng người tinh mắt có thể nhìn thấy đuơc. Rệp hút nhựa cây, nếu không trị ngay, cây sẽ chết và lan rộng mau lẹ nhất là khi nhiệt độ lên cao và ẩm độ lại quá thấp. Rệp trắng hay để lại những chấm vàng nhỏ trên mặt lá Paphiopedilum hay Phalaenopsis . Dùng xà phòng loại sát trùng (insecticidal soap) Mathalion hay pha 1 thía cà phê xà phòng rửa chén với 1 thìa cà phê dầu ăn loại thực vật, 250 ml cồn và 250 ml nuớc cho vào bình xit, lắc cho thật đều rồi xịt 3 lần, cách nhau một tuần lễ.
• Rệp đỏ (Red Spider mites) cũng rất nhỏ để lại những chấm mầu bạc ở mặt dưới lá Cymbidium hay Dendrobium. Diệt trừ như trên.
• Rệp bông (mealy bugs) có thể nhìn thấy dễ dàng, thường để lại dấu vết như bông gòn ở cuống hoa, gốc cây. Diệt trừ như trên.
• Rệp vẩy (scales) có 2 loại: vỏ cứng mầu nâu và gồ cao lên rất dễ nhận ở trên mặt, phía dưới lá hay thân cây. Loại thứ hai rệp sáp mầu trắng hay nâu nhạt, mềm và nhỏ còn có tên Boisduval scales. thường ở dưới lá, cuống hoa và tệ hại nhất là chui vào những ngóc ngách cúa cuống lá, bẹ hoa khó lòng diệt trừ. Loại vỏ cứng chỉ cần lấy ra còn loại mềm phai dùng thuốc diệt trùng loại ngấm vào cây (systemic insectiside) hay dung dịch kể trên phun nhiều lần mới hết.
• Ruồi trắng (white fly) thường hay bám ở mặt dưới lá đẻ trứng và sinh sàn mau lẹ. Mới đầu chỉ là nhửng vòng trắng nho nhỏ sau đó thành bầy và lan ra các cây khác. Cách diệt trừ như trên.
• Kiến tưởng như vô hại nhưng thực ra mang rệp và đủ chứng bệnh cho lan cần phải tuyệt diệt bằng Malathion hay Diazinon hay rắc Diazinon hạt trên mặt chậu rời tuới nước cho ngấm xuống.
• Ốc sên và sên không vỏ (Snails, Slugs) Hai thứ này rất tai hại, không những ăn hoa, nụ còn ăn cả lá hoặc cây non, nhất là loại không vỏ thường trú ấn trong chậu cây. Chúng thường để lại những vết nhớt nên rất dễ nhận ra .Dièt trừ bắng các loại thuốc diệt sên có chất metaldehyde như Correy's chẳng hạn. Có thể rắc muối dưới đất, nhưng đừng rắc vào trong chậu.Ngoài ra có thể soi đèn vào buổi tối, hay đổ rượu bia vào chiếc đĩa để bắt sên.
3 CÔNG THỨC CẦN NHỚ
Diệt trừ sâu bọ
• 1 chai cồn rubbing alcohol 70% 16 Oz
• 1 chai 16 0z nước lã
• 1 thìa súp xà bông rửa chén
• 1 thìa súp dầu ăn
• 1 ly cà phê đen
Cho vào bình phun (Sprayer) lắc cho thật kỹ. Mỗi khi phun phải lắc cho đều. Tránh phun vào cây để ở chỗ nắng. Phun 4 lần, mỗi lần cách nhau một tuần lễ.
Cây nhập cảng trơ rễ (bare root)
• 1 thìa súp đường
• 1 thìa cà phê phân bón 30/10/10
• 10 giọt superthrive hay 1viên thuốc ngừa thai
• 2 gallon nước
Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước. Ngâm 4 giờ nữa rồi để khô qua đêm. Ngày hôm sau tái tục, cây sẽ không bị khô kiệt (dehydrated) Dùng nước này nhưng không có đuờng ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ rồi mới trồng.
DIỆT TRỪ KIẾN VÀ RỆP

1 cup 250ml dung dịch 409 hay Fantastik
1 cup isopropyl rubbing alcohol 75%
2 cup nước cho vào bình xit, lắc cho đều trước khi phun.
HOẶC

Dr. Bronner’s Peppermint Soap mua ở Health Food Store
Pha 1 thìa cà phê với 1 lit nước, lắc cho kỹ trước khi phun

Tất cả những chứng bệnh kể trên có thể ngăn ngừa được tới 90% nếu chúng ta:
1. Mua những cây khỏe mạnh không tì vết.
2. Nuôi cây đúng cách từ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tưới nước và thoáng khí.
3. Để cây xa nhau.
4. Giữ dao, kéo cho thật sạch
5. Diệt côn trùng
6. Quan sát thường xuyên và chữa trị kịp thời.

Tuy vậy khi thấy lá cây vàng úa và rụng toàn bộ chớ vội kết luận là lan bị bệnh, bởi vì có nhiều cây đến mùa thu là vào chu kỳ rụng lá để sang năm lên chồi mới như cây Bletia, Calanthe, Stenoglotis và nhiều giống Dendrobium chỉ ra hoa trên cành đã khô trụi lá. Những đốm hay chấm trên lá cũng không hoàn toàn là do nấm, bị nhiễm trùng hay virus mà chỉ là đặc điểm của cây lan bởi vì có những cây nhiều năm mới rụng lá. Những lá già phần đông đều có dấu hiệu trông chẳng khác gì bị bệnh. Nhiều cây lan khác thiếu chất lục diệp tố (chlorophyll) cũng có hiện tương như vậy. Cây lan Phaius maculata hình bên cạnh là một thí dụ diển hình.

Trên đây chỉ là một vài điều căn bản, muốn thấu hiểu chi tiết hơn xin tham khảo cuốn Orchid Pests and Diseases do Hội Hoa Lan Hoa Kỳ và Home Orchid Growing của Rebeca Tyson Northen hay những tài liệu khác.
Nguồn: Tác giả Bùi Xuân Đáng

Tưới nước cho hoa lan

Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống của thực-vật và động-vật. Đối với những người mới chơi hoa lan, phần lớn cây chết cũng vì tưới nước không đủ hay ngược lại tưới quá nhiều nước làm cây chết vì úng nước. Thực tế cho biết 90% cây lan chết vì tưới nhiều nước mà nguyên do vì thiếu kinh nghiệm hay sơ ý. Mới đầu ai cũng tưởng tưới nước thì dễ nhưng vô ý đã làm cây lan chết oan uổng. Vậy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân đã gây ra vấn nạn trên.

I. Những yếu tố để trồng lan:

Để trồng thành công hoa lan cần có nhiều yếu tố như sau:

1. Nước:
- Nước mang lại độ ẩm cho cây trong đó có hoa lan
- Nước làm hòa tan chất bổ dưỡng nuôi lan và
- Làm ung thối trứng côn trùng làm hại cây cối.

2. Ánh sáng:
Ánh sáng cần cho cây để ra hoa và có diệp lục tố. Nên trồng cây quay về hướng Nam để đón nhiều ánh sáng. Có thể dùng ánh sáng nhân tạo thay cho ánh sang thiên nhiên. Mỗi loại lan cần một độ sáng thích hợp.Che chắn để tránh ánh sáng trực tiếp, gay gắt, làm cháy lá cây.

3. Vật liệu để trồng lan:
Tùy loại tuổi, loại lan để chọn vật liệu thích hợp. Lan Vanda có thể phơi rễ ngoài không khí nhưng đa số Lan đều được trồng bằng những vật liệu như vỏ cây, đá sạn, rêu, sơ dừa, perlite…

4. Phân bón:
Nên dùng loại phân đã được chế sẵn cho hoa lan. Liều lượng, hàm lượng sẽ thay đổi tùy theo mùa, thời tiết, độ lớn của cây, và chủng loại cây trồng…

5. Nhiệt độ:
Lan mọc khắp trái đất với nhiều nhiệt độ khác nhau nên mỗi loại Lan cần có môi trường nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ ôn đới thích hợp nhất cho hoa lan.

6. Thoáng khí:
Lan cần trồng nơi thoáng khí giúp cho nước khỏi ứ đọng quá lâu nơi vật liệu trồng lan và tránh cho cây khỏi nấm.

Trên đây là những yếu tố cần cho việc trồng hoa lan mà người trồng phải tiên liệu khả năng có thể cung cấp cho cây lan sắp mua về. Người trồng cần tìm hiểu những đặc tính của cây lan mà có sự săn sóc thích hợp. Ngoài ra, để thành công trong việc trồng lan, người trồng tự hỏi mình có đủ kiên nhẫn để tìm hiểu, trau dồi, học hỏi, chăm sóc cây lan mình ưa thích.

II.- Vấn đề tưới nước cho cây lan.

Thường những người không chơi lan đều cho việc tưới nước là bình thường, dễ dàng. Nhưng, nguyên nhân đem đến cái chết cho cây lan là thiếu nước hay phần lớn vì thừa nước. Do đó, chúng ta thử tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc tưới nước sao cho cây khỏi chết.

Tùy cách cấu tạo của mỗi loài lan mà cây này có thể chịu đựng được sự thiếu nước hay thừa nước trong một thời hạn bao lâu. Ví dụ như cây Vanda, rễ đong đưa ngoài không khí, không có củ chứa nước, không trồng trong chậu, dễ bị khô nước. Do đó ta phải tưới loại cây này thường hơn loài cây trồng trong chậu, có củ dự trữ nước như Cattleya.

Nếu không tưới kịp thời, rễ, thân, sẽ khô và chết dần. Nguyên nhân cây chết khô vì tưới không đủ nước, khoảng cách tưới quá xa, bỏ quên không tưới một thời gian dài hoặc cây bị che khuất mỗi lần tưới. Ngược lại, nếu tưới quá nhiều, nước đọng ứ, rễ bị ngộp, hiện tượng sinh hóa bị cản trở, cây không hút được dưỡng khí và không thải ra thán khi được, cây sẽ chết.

Khi tưới nước, ta đã đem độ ẩm cần thiết cho cây đồng thời nước làm hoà tan khoáng chất, muối, hoá chất, làm thành chất nuôi dưỡng cho cây.

A.- Những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc tưới nước cho cây lan:

1.- Rễ cây.
Nếu rễ bị đứt, bị giập, bị thối, cây sẽ không còn bộ phận hút nước vào trong thân cây. Nếu cứ tưới thêm, nước sẽ dư làm cây bị úng nước. Đây là trường hợp cây lan mới thay chậu. Cây bị cắt rễ, hay rễ bị giập nên không cần tưới trong thời gian ba tuần sau khi thay chậu.

2.- Chủng loại lan.
Mỗi loại lan ham nước một cách khác nhau. Loại lan Cattleya rất thích nước, có củ bẹ để chứa nước. Lan có rễ lớn, lá dày, củ mầm bự, ít thích nước hơn..
Cây lớn hút nước nhiều hơn cây nhỏ.

3.- Ẩm độ / Mùa mưa.
Ẩm độ thay đổi tuỳ theo mùa. Mùa mưa hay mùa Đông ẩm độ nhiều nên có thể tưới ít hoặc khoảng cách tưới xa hơn . Mùa mưa ta không cần tưới nhiều. Lan Hồ-Điệp trồng được trong nhà nên có thể chịu độ ẩm dưới 30% trong khi lan Cymbidium có thể chịu độ ẩm 50% hay hơn và Lan Dendrobium từ 50 đến 70%. Ẩm độ lý tưởng để trồng lan từ 50 đến 60%. Ẩm độ nhiều làm cây dễ sinh bệnh, hoa có chấm và nấm.

4.- Nhiệt-độ / Mùa nắng.
Mùa Hạ, nắng, nhiệt độ cao, cây mất nước nhiều nên cũng phải tưới nhiều hơn mùa mưa. Nhiệt-độ ấm khi cao hơn 60°F (15.5°C), nhiệt-độ trung bình từ 50 đến 60°F (10-15.5°C) và Mát từ 45 đến 50°F (4.4-10°C). Nhiệt-độ trên 90°F (32.2°C) không thích hợp cho hoa lan.

5.- Phẩm chất của nước.
Khi tưới, ta cần lưu ý tới phẩm chất của nước. Nước có thể đục nhưng không được chứa quá nhiều hoá chất, độc tố, vi sinh vật… Thành phần những chất hòa tan đã làm thay đổi phẩm chất của nước. Nước mưa với ít tạp chất được coi như lý tưởng để tưới cho lan. Nước tưới mà cây phát triển mạnh thì có thể dùng được. Nếu không, ta phải dùng nước đã được phân chất cho thích hợp với loại lan đang trồng. Đo pH để biết phẩm chất của nước chứa nhiều ít acid và alkalin có trong nước. Trung bình là pH7. Dưới pH7, số càng nhỏ biểu hiệu số acid càng cao và mỗi số đều gấp 10 lần nồng độ số trước nó. Ví dụ pH6 có độ acid trung bình, pH5 có độ acid 10 lần hơn pH6.
Trên pH7 là biểu hiệu số tăng chất alkalin trong nước. Ví dụ pH8 có nồng độ alkalin trung bình, pH9 thì có nhiều alkalin hơn. Đo pH bằng giấy (Hydrion paper) hay bằng máy đo.


Nước lợ, nước phèn, nước mặn đều không dùng để tưới cho lan được. Ta có thể hỏi thăm các nhà trồng tỉa để biết tình trạng nước trong vùng. Nồng độ của nước có thể thay đổi tuỳ theo thành phố. Nếu nước có pha nhiều chất chlorine ta có thể vợi ra bể chứa để cho bay hơi bớt và dùng sau. Có thể dùng cát hay filter để lọc nước chứ đừng dùng hoá chất. Ví dụ chất muối dùng trong máy làm nhẹ nước (water softener) sẽ làm cây chậm lớn hoặc chết cây. Nước mưa thật sự cũng có nhiều tạpchất như bụi, khói, hoá chất.Thường thì nước máy uống hằng ngày có thể dùng để tưới cho lan.

6.- Chất dùng để trồng lan.
Mỗi loại lan cần một chất để trồng riêng và do đó đòi hỏi phải tưới nhiều ít tuỳ theo sự giữ nước của chất trồng. Vỏ cây giữ nước nhiều hơn sỏi đá nên được xay to nhỏ khác nhau cho hợp với loại, cỡ của cây. Thành phần chất trồng cũng được thay đổi tuỳ loại lan và để giữ nước mau hay lâu. Ví dụ Cattleya cần 80% vỏ cây hay đá và 20% perlite. Trong khi đó, Phalaenopsis cần chất trồng mau thoát nước gồm vỏ cây loại trung bình, coarse perlite, sphanugm moss với tỷ lệ 6/2/2. Tuy gọi là lan đất cymbidium nhưng thành phần chất trồng cũng gồm có 50% vỏ cây loại trung bình, 30% rêu và 20% perlte. Cát, đá không giữ nước lâu nên dùng cho những loại lan không ưa nhiều nước hoặc dùng để pha thêm vào các chất giữ nước nhiều để có mức độ giữ nước trung bình. Nếu đã dùng nhiều cát đá làm chất trồng thỉ phải tưới nhiều hơn. Đá hỏa diệm sơn vừa giữ nước vừa bọng nên dễ thoáng khí.


7.- Chất làm chậu trồng lan.
Đa số lan được trồng trong chậu làm bằng nhựa hay bằng đất nung với kích thước thay đổi cho hợp với cỡ của cây lan. Chậu nhỏ, chứa ít nước nên mau khô hơn chậu lớn. Chậu làm bằng nhựa kín hơn chậu làm bằng đất nung nên nước dễ bị ứ đọng làm chết cây lan.. Chậu đất dễ thoát nước nên mau khô nhưng nặng hơn chậu nhựa. Muốn cho chậu nhựa mau thoát nước ta có thể khoét thêm lỗ chung quanh. Các lỗ này còn giúp cho thoáng khí.

Đường kính của chậu (inch)Ngày tưới
2"Tưới mỗi 3 ngày
4"Tưới mỗi 5 ngày
6"Tưới mỗi 7 ngày

Vào mùa Đông, chậu đường kính 3 đến 4" có thể tưới cách ngày trong khi vào mùa Hè phải tưới mỗi ngày. Cây trồng trong chậu lớn vào mùa Đông có thề tưới cách 5,6 ngày, nhưng vào mùa Hè phải tưới cách nhau 2 đến 3 ngày.

8.- Nước và phân bón.
Nước mang chất dinh dưỡng nuôi cây. Nước làm hòa tan phân bón, chất khoáng cần thiết cho cây. Phân dùng cho lan dưới dạng lỏng, bột, viên. Phân được pha với nước theo một tỷ lệ do nhà sản xuất định sẵn trước khi tưới cho cây. Thường thì nên dùng một tỷ lệ ít hơn. Không nên tưới phân khi đất trồng còn khô mà nên tưới nước đã pha phân khi chất trồng còn ẩm. Triệu chứng nhiều phân quá: lá vàng, đầu lá bị cháy. Có thể chữa bằng cách ngưng tưới phân, tưới đẫm nước để rửa bớt phân và nếu cần thay đất trồng. Chỉ tưới phân khi cây đang tăng trưởng. Cây ngoài nắng cần nước và phân nhiều hơn cây trong rợp. Trong thời gian lan đang có hoa nên ngưng bón phân thì hoa sẽ bền hơn.

B.- Đồ dùng để tưới & cách tưới.

1.- Làm sao biết cây lan thiếu nước? thừa nước?

a. Thiếu nước:
- Nhấn ngón tay vào đất trồng mà không thấy mát là thiếu nước.
- Chất trồng trở nên khô giòn, bời rời, đồi màu trắng lợt.
- Nâng chậu lên thấy nhẹ hơn lúc thường.
- Lá héo, thân tóp, củ nhăn nheo.
- Có thể dùng ẩm kế để đo độ ẩm bằng cách cắm vào đất trồng.

b. Triệu chứng dư nước:
- Lá vàng, rũ xuống hay mọng nước.
- Củ thâm đen, mọng nước màu vàng, có mùi hôi, trở thành màu nâu rối xốp

2.- Đồ dùng để tưới:
Người ta có thể dùng gáo, bình tưới, vòi tưới có thể điều chỉnh được. Nếu trồng nhiều người ta lắp đặt hệ thống tưới tự động bằng máy. Hệ thống nhà kính bao gồm ánh sáng, nhiệt độ (sưởi ấm/lạnh), tưới nước+phân, quạt làm cho thoáng khí, máy phun… hơi nước, sương.


3. Cách tưới nước cho lan:
- Tưới khi đất trồng bắt đầu khô.
- Tưới ít nước nhưng nhiều lần đối với cây phơi rễ ra ngoài không khí hay đất trồng nhiều cát, đá, sỏi.
- Tưới đẫm để rửa chất phèn, muối đọng lại nơi đất trồng.
- Tưới đi tưới lại . Nếu tưới nhanh, nước chưa kịp thấm vào chất trồng (loại lớn) mà phải tưới lại mới đủ nước.
- Nhúng cả chậu vào nước ngang với gốc cây trong vài phút. Lợi điểm là chất trồng ướt đều, giết, đuổi được sâu bọ, làm ung trứng sâu trong đất trồng nhưng có nhược điểm là dễ truyền bệnh cho nhau.
- Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy.
- Tưới khi cây đang tăng trưởng, còn rễ.
- Tưới sau khi thay chậu đươc hai đến ba tuần. Không tưới cũng là cách kích thích rễ mau ra.
- Nên tưới vào buổi sáng để cây có độ ẩm nguyên ngày. Nước không đọng trên lá và kẽ lá vì có nắng gió làm mau khô.
- Nên tưới vào xế chiều hoặc tối vào những tháng nóng và vào sáng sớm những ngày mùa Đông.
- Nếu tưới mà không thấy nước thoát ra là nước bị ứ đọng. Nên soi đất trồng hay thay đất mới.
- Đối với hoa lan, nên tưới nước nhỏ như sương. Hoa chứa nước mau úng, mau tàn. Tưới quá nhiều nước nụ không nở, rụng.
- Có thể đặt lan trên khay nước để có độ ẩm.
- Tránh dùng vòi nước sói mạnh trực tiếp làm long rễ và văng đất trồng.

4.- Tại sao quá nhiều nước lan chết? Cách chữa.
Theo kinh nghiệm bản thân, lan chết vì nước chiếm đến 90 % trong đó cũng 90% vì quá nhiều nước và phần còn lại vì thiếu nước. Khi tưới nhiều, nước bao kín rễ nên cây không đủ không khí để thở. Rễ cần Oxy để biến đổi chất đường qua hiện tượng tổng hợp quang học (photosynthesis) thành năng lượng cần cho đời sống thực vật.

Tiến trình trao đổi khi rễ hút dưỡng khí vào làm phát sinh carbon dioxide. Chất này cũng phải được thải ra ngoài qua rễ. Nếu tưới nhiều nước làm ngưng tiến trình trao đổi, thiếu oxy, ứ đọng carbon dioxide, làm thối rễ, lá vàng héo và cây chết dần.

Nếu thấy sớm hiện tượng cây bị ứ nước ta có thể ngưng tưới, để cây riêng một chỗ, soi đất cho nước mau thoát và thêm thoáng khí. Nếu được nên cắt rễ thối, thay chậu và đất trồng mới. Khi thấy lá vàng, héo, nếu tưởng lầm là thiếu nước mà tưới thêm sẽ làm cây chết mau hơn.

III. Kết luận:

Nước mang lại độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây và nhất là cây lan vốn rất nhạy cảm với nước. Người trồng lan cần nắm vững các yếu tố như giống lan, đất trồng, độ ẩm, nhiệt độ chung quanh, mùa nắng, mùa mưa, kích thước chậu to nhỏ, để tưới nước nhiều hoặc ít sao cho phù hợp với đặc tính của cây lan mà ta đang trồng. Có thế, cây lan mới tăng trưởng và đem lại kết quả mong đợi.
Nguồn: hoalanvietnam.org

Quy trình kỹ thuật bón phân cho lan

Nguyên tắc chung
- Dựa theo từng tuổi của lan và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi giai đoạn.
- Áp dụng nguyên lý “Ăn ít nhưng ăn thường xuyên, đều đặn”.
- Dựa theo mùa vụ, thời tiết trong ngày.
- Dựa vào hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao bì của từng loại phân.
- Tuỳ theo tính chất của giá thể để lựa chọn loại phân bón rễ cho phù hợp.
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển liên quan đến bón phân
Nếu tính các giai đọan phát triển của lan có liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng được tính từ cấy mô đến khi trỗ hoa thì chu kỳ sinh trưởng này được chia thành 5 giai đọan (hay tạm qui ước là 5 tuổi):
Tuổi 1 tính từ ngày cấy mô đến khi cây lan đạt tiêu chuẩn cây con tách ra vườn ươm. Tuổi này kéo dài khoảng từ 4-8 tháng tùy theo từng nhóm, loài lan.
Tuổi 2 tính từ khi cây con tách khỏi chai mô đến khi ra khỏi vườn ươm (giai đoạn này cây con sống trong vườn ươm có điều kiện chăm sóc khác với vườn sản xuất). Tuổi này kéo dài từ 4-6 tháng tuỳ loài lan.
Tuổi 3 tính từ khi cây lan ra khỏi vườn ươm để trồng tại vườn sản xuất cho tới khi cây đạt tuổi trưởng thành (có thể ra hoa). Tuổi này kéo dài từ 4-8 tháng tuỳ loài lan (riêng một số loài có thể kéo dài 24 tháng)
Tuổi 4 tính từ tháng tiếp theo của tuổi 3 chuyển qua hoặc tính từ trước khi cây ra hoa 3 tháng (tuổi này kéo dài khoảng 3 tháng).
Tuổi 5 tính từ khi cây nhú phát hoa đến khi hoa nở hoàn toàn (100% nụ hoa trên phát hoa đã nở hết). Tuổi này kéo dài từ 2-3 tháng tùy theo loài lan và thời tiết khí hậu.
Quy trình kỹ thuật bón phân
- Dựa theo nguyên tắc bón phân chung và ở mỗi tuổi của lan thì có chế độ bón phân phù hợp. Mỗi loài nhóm lan cũng có kỹ thuật bón khác nhau.
- Chế độ bón tùy thuộc vào chủng loại phân và liều lượng, số lần bón.
1. Tuổi 1: Do được nuôi trong chai mô ở điều kiện vô trùng và môi trường đủ dinh dưỡng nên không có bất cứ một tác động nào khác ngoại trừ ánh sáng và nhiệt độ.
Chất lượng cây giống phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi cấy và pha chế môi trường nuôi lan.
2. Tuổi 2: Đây là tuổi cây mới tách từ môi trường trong phòng ra vườn ươm, vì vậy phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Bón phân theo “nguyên tắc 4 đúng”:
+ Đúng chủng lọai phân phù hợp với từng giai đọan sinh trưởng, phát triển.
+ Đúng nồng độ, liều lượng qui định cho mỗi tuổi và nhóm lòai lan.
+ Đúng thời kỳ, giờ giấc và mùa vụ.
+ Đúng kỹ thuật và phương pháp bón.
Nếu là phân dạng tinh thể hay dạng bột pha 0,5g cho 1 lít nước sạch để xịt.
Nếu là phân lỏng thì pha với liều lượng bằng phân nửa (1/2) so với liều khuyến cáo.
Định kỳ xịt 3 ngày/lần.
Nên xịt lúc 8h – 9h sáng, sau đó từ 16h – 17h thì xịt sương lại bằng nước sạch để cây hấp thu phần còn lại của phân đã bám dính trên lá.
Sáng ngày hôm sau cần tưới nước cho sạch hết tồn dư của phân ở trên lá (các phần tồn dư này cây không hấp thu được và không có lợi cho cây).
Một số loại phân phù hợp cho tuổi này bao gồm: HT- 311 (30-10-10); ORCHID-1; VTM-B1; FISH EMULSION 5-1-1(sữa cá); HT-ORCHID-11(Phân HCSH); HT-ORCHID-12(19-6-12) hoặc Nutricote 19-6-12.
3. Tuổi 3: Đây là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất, tăng trưởng cả về số lượng và khối lượng. Giai đoạn này rất cần hấp thu đủ dinh dưỡng để chuyển qua hình thành mầm hoa.
Một số loại phân bón thích hợp cho loại này gồm:
+ HT-311 (30-10-10); HT-ORCHID-11 (Phân hữu cơ sinh học); HT-ORCHID-12 (19-6-12); VTM-B1; FISH EMULSION 5-1-1(sữa cá); HT-222 (21-21-21)
+ Phân bón rễ (Áp dụng cho nhóm lan trồng trên giá thể như Địa lan, Vú nữ, Cattlaye Dendrobium ); Hữu cơ sinh học (HT-ORCHID-11); Phân hạt Nutricote 19-6-12; Nutricote 14-14-14 hoặc Phân tan chậm HT – ORCHID.06 (12-12-12).
HT-ORCHID.06 NUTRICOTE 19-6-12
- Với Dendro có thể đặt 1 trong 3 loại: Hữu cơ sinh học (HT-ORCHID-11); Phân hạt Nutricote 19-6-12; Nutricote 14-14-14.
- Với Oncidium (vũ nữ) đặt 1 trong 3 loại như trên.
- Với Phalaenopsis( Hồ điệp): chọn Nutricote 19-6-12 hoặc phân chậm tan HT – ORCHID.06(12-12-12)
Ghi chú: Có thể sử dụng phân hạt chậm tan loại Nutricote 19-6-12 và Nutricote 14-14-14 rải trên bề mặt chậu lan (loại phân hạt đựng trong hũ)
- Nếu giá thể trồng bằng than củi thì không rắc loại này vì phân sẽ bị lọt xuống đáy chậu (lãng phí phân), nên sử dụng loại túi lưới (NUTRICOTE 19-6-12).
4. Áp dụng phân bón cho tuổi 4:
- Đây là tuổi quan trọng liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của hoa. Rất cần phân bón có hàm lượng P cao và bổ sung một số chất điều hòa sinh trưởng, các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu (đặc biệt là Mg, Zn, B).
- Một số loại phân bón thích hợp cho tuổi này:
+ HT-131 (10-30-10); ORCHID-2 (6-30-30); HT-ORCHID.04 (0-38-19); HT-ORCHID.05(STRONG); HT-ORCHID.09; KH2PO4; KNO3.
+ HT-ORCHID.01 (3-6-12); Nutricote 14-14-14+ TE.
5. Áp dụng phân bón cho tuổi 5:
Đây là tuổi nuôi hoa, dinh dưỡng giúp hoa đậm màu, tươi lâu và bền hoa. Tuổi này sử dụng loại HT-113 (10-10-30 ); lọai HT-222 (21-21-21); HT-008; Hữu cơ vi sinh. Xịt khi hoa mới nhú và xịt 2 lần (mỗi lần cách nhau 5 ngày) với liều 1gam/1lít nước.
Chú ý: Tuổi này mục đích là nuôi hoa (chú ý không xịt phân bón lên phát hoa).
Sử dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp để phân không bám vào phát hoa. Chỉ xịt ở phần thân lá và rễ phía dưới.
6. Những điều cần lưu ý khi bón phân:
- Phun phân vào thời điểm từ 8 – 9 giờ sáng.
- Từ 16 – 17 giờ phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thu hết phân (tiết kiệm phân).
- Sáng ngày hôm sau, dùng nước xịt mạnh để rửa lá lan cho sạch hết tồn dư cặn (không làm ảnh hưởng tới màu sắc lá).
- Sau hết 1 chu kỳ sinh trưởng đầu tiên của cây lan (tính từ nuôi cấy mô đến ra hoa) thì chu kỳ bón phân tiếp theo được tính từ tuổi 3 của lan.
Như vậy: Áp dụng qui trình bón phân theo tuổi 3 sau khi kết thúc hoa đợt 1. Rồi lần lượt chuyển qua tuổi 4, tuổi 5. Các chu kỳ lại lặp lại từ tuổi 3 sau mỗi đợt ra hoa.
- Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam (kể từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam) cây lan không cần thời gian nghỉ. Nếu đủ dinh dưỡng thì cây lan vẫn tiếp tục ra hoa theo chu kỳ.
Chú ý: Với lan Vanda và Mokara thì chủ yếu sử dụng phân bón qua lá là chính. Cần xiết nước (hạn chế tưới nước) và phải tăng lượng ánh sáng (kể cả thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng) trong giai đoạn cần kích thích ra hoa.
Trong qúa trình chăm sóc cần chú ý sử dụng một số chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh chuyên dùng cho lan như: OLICID – 9.DD; ORCHID- 9.AA. Giúp cho lá bóng đẹp, hoa bền màu sử dụng chế phẩm ORCHID-9.CC (Super – Ca). Nếu chậu lan bị nhiều rong rêu sử dụng chế phẩm ORCHID- 9.RR.

Kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc cattleya


A: Nhiệt độ, ẩm độ và sự tưới nước .
Cattleya là giống Lan có thể sống được ở vùng nóng và vùng ôn đới, đặc biệt đây là giống rất thích nghi với điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam, với một biên độ rất rộng. Chính vì thế nó được trồng và phát triển rất mạnh ở tất cả các nơi, các tỉnh phía Nam, các tỉnh phía Bắc và ngay cả trên vùng cao nguyên, tuy nhiên cách trồng có khác nhau.
Cattleya phát triển rất tốt ở không khí mát và ẩm, nhiệt độ lý tưởng cho Cattleya là 21oC vào ban ngày và 16oC vào ban đêm, vùng thích hợp cho loài này là vùng Bảo Lộc. Dù vậy, Lan Cattleya vẫn tăng trưởng và có thể phát triển ở một nhiệt độ cao hơn nhiệt độ lý tưởng 18oC vào ban ngày và 15oC vào ban đêm, đó là nhiệt độ bình thường của các tỉnh phía Nam. Nhưng dẫu sao nhiệt độ lý tưởng vẫn là nhiệt độ giúp cây tăng trưởng tốt nhất. điều này được minh chứng bằng khí hậu mát ẩm của Đà Lạt, mặc dầu các nhà vườn của Đà Lạt ít sử dụng phân bón, nhất là phân vô cơ nhưng các cây Lan Cattleya của Đà Lạt vẫn phát triển với kích thước lớn hơn so với cùng một loài trong điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cây Lan Cattleya cũng phát triển tốt ở những vùng khí hậu của mùa đông với nhiệt độ 13oC vào ban ngày và 10oC vào ban đêm, đó là nhiệt độ của các tỉnh phía Bắc.
Do đó có thể nói rằng, các loài thuộc giống Cattleya có thể trồng và ra hoa khắp nơi ở nước ta, tuy nhiên vùng lạnh và mát nên trồng loại C, LC, SLC, BLC, BSLC như thế sự ra hoa của các loài này mới đều đặn hơn, phải nhớ rằng, các giống Lan Cattleya đều được xuất phát từ 2 nguồn: Một nguồn từ vùng nóng ẩm của Brazin, một nguồn từ vùng đồi núi trên các cao nguyên của Colombia và Mêhicô thì cần nhiệt độ mát hơn tương tự Sophronitis là một loại Lan vùng lạnh ẩm độ tương đối của không khí cần thiết cho sự phát triển của cây Lan là 40 – 70%.
Tưới nước là cần thiết để tăng ẩm độ của vườn Lan, tuy nhiên bạn phải nhớ rằng Cattleya là một giống Lan có giả hành mập, vì thế khả năng dự trữ nước của nó rất lớn. Do đó tưới nước thường xuyên sẽ làm cây èo uột, không phát triển và đôi khi làm cây chết do thối rễ. Tưới nước bằng cách nhỏ giọt thường xuyên vào chậu cũng không cho kết quả khả quan.
Ở TPHCM, đối với giống Lan Cattleya tưới nước là cần thiết, tuy nhiên với độ nhẹ sáng 50% tưới nước nhiều sẽ tạo ra một nhiệt độ thấp dưới 25oC làm cây khó ra rễ. Vì thế đối với giống Cattleya giữa các lần tưới phải có thời gian khô ráo để kích thích sự mọc rễ của cây.
Cách tưới nước thay đổi tùy vùng ở TPHCM, vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Lan Cattleya được tưới mỗi ngày 1 lần, một lần vào khoảng 10 giờ sáng, từ tháng 11 đến tháng 3 Lan được tưới mỗi ngày 2 lần, một lần vào 9 giờ sáng, một lần vào 3 giờ chiều, sở dĩ ta tăng số lần tưới trong thời gian này vì đây là mùa khô, ẩm độ không khí giảm đi rõ rệt. Vào tháng 3 đến tháng 4 ta giảm số lần tưới còn 1 lần/ngày để tạo mùa nghỉ cho Lan.
Ở Đà Lạt có sương mù thường xuyên nên ẩm độ cao do đó cách tưới Lan có khác nhiều so với thành phố chỉ tưới 1lần/tuần trong mùa nắng và hoàn toàn không tưới trong mùa mưa.
Các tỉnh phía Bắc có mùa khô ngắn còn các tỉnh từ Thừa Thiên đến Thuận Hải có mùa khô quá dài vì thế việc tưới nước phải được vận dụng một cách cụ thể cho từng vùng.
B: Ánh sáng
So với một số giống Lan thương mại khác sự che ánh sáng đối với loài Lan thuộc giống Cattleya thay đổi khác nhau tùy loài. Tuy nhiên ở mức độ che sáng 50% cường độ ánh sáng khoảng 12.000 – 200.000 1m/m2. Có thể áp dụng cho nhiều loài Lan Cattleya cần ánh sáng nhưng không trực tiếp. Một giàn che bằng tôn nhựa xanh rất tốt cho việc trồng Lan Cattleya, nếu Lan Cattleya được trồng trên sân thượng, nhà ở độ che sáng tốt nhất là 60% tức ánh sáng sử dụng 40% (16.000 1m/m2). Trong giàn Lan không treo các chậu sát vào nhau, phải có một khoảng cách từ 15 – 20cm khoảng trống giữa những chậu sẽ cho cây nhận đủ ánh sáng và thoáng khí ngoài ra đấy cũng là phương thức ngăn chặn ốc sên có hiệu quả. Tuy nhiên nếu Lan được trồng trên cao thì các cây phải được treo sát vào nhau để ngăn chặn bớt gió.
Nếu không có giàn che, Lan cũng có thể trồng trực tiếp ngoài ánh sáng với điều kiện là các cây được trồng từ nhỏ ở các chậu phải đặt sát vào nhau và tiểu khí hậu nơi đó phải mát và ẩm.
Biểu hiện của một cây Lan thừa ánh sáng là lá có thể bị cháy hoặc màu vàng, cây lùn thấp và rất cứng cáp. Ngược lại một cây thiếu ánh sáng thì màu xanh lá cây đậm, dáng cây yếu đuối dễ ngã. Một cây Lan Cattleya màu xanh nhạt ánh màu vàng hay tím là cây được trồng nơi vừa đủ ánh sáng.
Nếu cây Lan được trồng ở điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ cho hoa có màu rất thắm, cánh hoa dày cứng không có khuynh hướng lắc lư, hoa thật to và ngược lại, nếu trồng ở ánh sáng yếu cây rất chậm ra hoa và khi ra hoa, hoa thường hay gục xuống, màu nhạt, quá nắng cây sẽ còi cọc, ra hoa bé thường hay bị háp nắng hoặc có khuyết tật.
C: Nhu cầu phân bón đối với loài Lan Cattleya
Các loài Lan thuộc giống Cattleya có thể ra hoa bất kỳ mùa nào trong năm với điều kiện các bộ phận sinh trưởng đủ khả năng phát triển thành một giả hành mới, chính vì thế việc bón phân cho Lan ngoài mục đích duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây Lan là nhằm điều khiển sự ra hoa các loài của giống này (ngoại trừ một số loài rất ít ra hoa theo mùa).
Phải luôn luôn nhớ rằng Lan Cattleya là một loài thực vật phụ sinh, do đó lá của nó giữ vai trò quan trọng trong việc hấp thụ dưỡng liệu, vì thế tưới phân bón bằng phương pháp phun sương lên toàn bộ cây sẽ tốt hơn rất nhiều so với cách tưới thẳng vào các giá thể trong chậu, phân có thể phun sương bằng hệ thống béc phun tự động hay bằng bình xịt thuốc sát trùng. Nếu số lượng Lan ít thì phương pháp nhúng phân ngập là rất tốt.
Phân được bón là các loại phân vô cơ có công thức 30-10-10 dùng cho cây con, 20-20-20 và 15-30-15 dùng cho cây đã trưởng thành được tưới 1 hoặc 2 lần/tuần, với nồng độ một muỗng cà phê (1gam) pha trong 4 lít nước. Khi các giả hành chớm nụ hoa ta bón các loại phân 10-20-20, 6-30-30 với nồng độ và chu kỳ như trên, để đảm bảo một sự đậu hoa chắc chắn với những hoa to và đẹp.
Nếu cây Lan của bạn đã đủ sức khỏe và bắt đầu mọc chồi mới bạn muốn có một chậu hoa Cattleya nở trong vòng 3 tháng tới, bạn sẽ thỏa mãn yêu cầu dễ dàng bằng cách dùng phân 6-30-30 hoặc 10-55-10 với cách tưới như trên. Phải nhớ rằng luôn luôn có sự mâu thuẫn giữa sinh trưởng và phát dục, một điều kiện bất lợi về sinh trưởng cũng làm cho cây trổ hoa. Do đó khi cây ra hoa nhiều nó sẽ kiệt sức, vì thế nên cây Lan được trồng theo đúng nhu cầu về môi trường sống của nó mà ra hoa kém, bạn hãy suy xét lại xem trong quá trình nuôi dưỡng có lầm lẫn gì không? Một cây đến tuổi trưởng thành có đủ sức khỏe tất nhiên sẽ phát dục. vì thế nếu cây yếu ta không nên thúc cây ra hoa, cây sẽ bị mất sức. Sự thúc đẩy ra hoa chỉ được dùng khi cây mạnh khỏe hoặc trong vài trường hợp đặc biệt.
Có thể dùng phân vô cơ và hữu cơ hỗn hợp loãng sẽ cho kết quả tốt trong sự tăng trưởng. Trước mùa ngừng tăng trưởng một tháng, trong suốt một tháng bạn bón cho Lan loại phân 10-20-30 hoặc 6-30-30 để tạo một sự cứng cáp cho cây trước khi cây vào mùa nghỉ, trong tháng nghỉ của cây, lúc này ta sẽ ngưng tưới phân hoàn toàn.
: Cấu tạo giá thể đối với loài Lan thuộc giống Cattleya
Cấu tạo giá thể là điều kiện quyết định sự phát triển của Lan Cattleya, vì thế việc cấu tạo giá thể thay đổi tùy theo vùng và tùy theo mùa trong năm. phương pháp trồng trên thân cây sống và thân cây chết thì giá thể chính là lớp vỏ của thân cây được trồng. Phương pháp trồng chậu thì giá thể quá bị bít giúp người trồng ít phải tưới nước, nhưng cây rất dễ bị chết vì thối rễ, nhất là trong mùa mưa. Một giá thể với phần đáy thật thoáng tránh được sự úng nước và phần bề mặt hơi khít, kín rất tốt cho sự phát triển của Cattleya.
Đối với vùng lạnh, cấu tạo giá thể quá thông thoáng sẽ bất lợi cho sự sinh trưởng, vì nhiệt độ lạnh ban đêm sẽ làm cho các đầu rễ đui đi và bộ rễ teo dần, cây phát triển èo uột. một giá thể bít kín sẽ giúp rễ có độ ẩm để phát triển, do đó ở Đà Lạt người ta dùng dớn vụn làm giá thể trồng lan.
E: Mùa nghỉ của Lan
Cattleya là một giống Lan có mùa nghỉ ở điều kiện khí hậu và thời tiết Việt Nam, ta nên cho cây Cattleya nghỉ mỗi năm một tháng, ở các tỉnh phía Nam mùa nghỉ của các Cattleya là trong suốt tháng 4, các tỉnh phía Bắc trong tháng 1, các tỉnh từ Thuận Hải đến Thừa Thiên mùa nghỉ bắt đầu trong tháng 8.
Trong mùa nghỉ cây không đòi hỏi dinh dưỡng và tưới nước (vì thế trong mùa này nên để cây vào chỗ khô và mát) chỉ duy trì lượng nước tưới 1lần/ngày. Độ che sáng 10% để giảm nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp trong mùa nghỉ của Cattleya càng thấp càng tốt, khoảng 10oC cho vùng lạnh và 25oC cho vùng nóng.
F: Thay chậu và nhân giống Cattleya
Lan Cattleya trồng và phát triển trong chậu dù cẩn thận thế nào đi nữa cũng có một số rễ bị thối. Ngoài ra Lan Cattleya phát triển rất nhanh do đó việc thay chậu nên tiến hành đồng thời với việc nhân giống. Khi quan sát thấy giả hành bắt đầu mọc ra khỏi mép chậu thì ta nghĩ đến việc thay chậu vì Cattleya có giả hành nên khi thay chậu rất dễ bị “xốc”.
Việc thay chậu tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa cây sẽ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, Cattleya có thể thay chậu vào bất kỳ thời gian nào vẫn đảm bảo cây sống với tỷ lệ cao.
Chậu Lan Cattleya với mười giả hành, có thể cắt trước đó thành 3 đoạn, 4 tháng trước mùa nghỉ, và để nguyên tại chỗ. Trét sơn hoặc vôi vào vết cắt rồi phun hỗn hợp thuốc trừ nấm và thuốc kích thích rễ… Khi đến mùa nghỉ, mỗi đoạn sẽ có một giả hành mới vừa đủ trưởng thành để chịu đựng trong mùa nghỉ, khi mùa mưa đến, ta tách mỗi đoạn ra và trồng vào một chậu mới. Tách chiết kết hợp với thay chậu vào đầu mùa mưa sẽ đảm bảo cho chậu Lan đủ khả năng trổ hoa ngay trong năm đó.
Muốn thay chậu Cattleya, ta ngâm chậu vào một chậu nước có pha thuốc ngừa rêu, trong thời gian nửa giờ đến một giờ, các rễ sẽ tróc ra. Dùng kéo nhọn đã khử trùng cắt bỏ những rễ thối và những rễ quá dài chỉ chừa lại 1 đoạn 10cm. cuối cùng cột chặt cây Lan vào chậu mới và đặt chậu vào chỗ ẩm mát đến khi ra rễ lúc ấy bắt đầu mới cho giá thể vào chậu và đưa chậu vào vị trí cũ.
Sau khi thay chậu, cây được phun dung dịch kích thích rễ sau đó cây để khô không tưới nước một tuần khi mới thay chậu và lần tưới nước đầu tiên trở lại là dung dịch Atonic pha lẫn với B1 loại dùng cho thực vật hoặc dùng dung dịch Root-Plex cũng được, liều lượng dùng pha 1cc với 4lít nước.
Lưu ý không bao giờ đặt giá thể vào chậu trước khi ra rễ. Nếu bạn sợ giả hành nhăn nheo vì mất nước thì có thể để tạm vài cục than có kích thước to ở đáy chậu.
Lan Cattleya có thể nhân giống bằng cách tách chiết 3 giả hành một, khác với Dendrobium, Cattleya là một giống Lan có giả hành nhưng không có thân vì thế tách chiết dưới 3 giả hành cây sẽ phát triển rất yếu. Nếu cây bị nhiễm bệnh, mắt trên căn hành bị thối đi, cây sẽ không tạo chồi (Keiki) như giống Dendrobium, để hình thành một cây con mới trên ngọn thân. Có rất ít trường hợp cây Lan Cattleya với bộ rễ phát triển rất mạnh, lá xanh tốt, nhưng các mắt trên căn hành bị hư thì có thể một vài chồi bằng hạt gạo hình thành trên giả hành ngay chỗ tiếp giáp với căn hành. Tuy nhiên một sự hình thành như vậy, cây sẽ rất yếu khi nuôi dưỡng trở lại, cây muốn ra hoa phải có thời gian tối thiểu là 3 năm. Nếu cây Lan Cattleya thuộc loại giống hiếm quý mà sự tách chiết là cần thiết, có thể chiết hai tép một và để nguyên tại chỗ khi nào cây hình thành một giả hành mới và đủ trưởng thành, ta có thể lấy ra và trồng vào một chậu mới.
G: Sâu bệnh và các vấn đề khác :
Đối với các loài thuộc giống Cattleya thường xuất hiện các loài rệp son ánh màu nâu, các loài này thường bám vào lá, giả hành và cả căn hành để hút nhựa nhưng nguy hiểm hơn cả là loài rệp này sẽ bám vào mắt ngủ: hút nhựa lâu ngày sẽ làm các mắt ấy chết đi.
Vật thể màu nâu hình tròn mà ta thấy chỉ là một lớp vỏ che chở cơ thể rệp. Nếu ta làm lệch vị trí của vỏ sẽ gây chết cho loài rệp này. Tuy nhiên nếu không phòng ngừa thường xuyên loại rệp này sinh sản rất nhanh sẽ gây tác hại cho vườn Lan không ít.
Loại gián cánh và bọ trĩ cũng thường hay cắn phá rễ và chỉ xuất hiện trong các giá thể cấu tạo bằng xơ dừa vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: bánh dầu, phân bò… có thể trừ chúng dễ dàng bằng các loại thuốc sát trùng như Bassa với nồng độ 1/100. Tốt hơn hết là ngừa chúng theo chu kỳ 2 tháng/lần bằng các loại thuốc nói trên.
Ở nơi quá ẩm, các loài ốc sên xuất hiện trong các chậu Lan không những ăn hết các rễ non, mà còn tiết ra các chất làm thối các chồi mới mọc. Loại trừ các loài này bằng các mồi trộn Matandehit hay rau cải, xà lách đặt trong rổ để ở góc vườn, các loài ốc sên sẽ ra ăn xà lách ban đêm, ta dùng đèn bắt chúng.
Bệnh thối đọt ở Cattleya hoặc thối lá, có thể bắt đầu bằng sự cháy nắng, sau đó các mầm bệnh và virut lan truyền rất nhanh chóng. Nhiễm bệnh có thể ở lá, giả hành hay căn hành. Phần nhiễm bệnh mềm đi có màu nâu sẫm và lan truyền, tốt nhất là cắt bỏ những phần bị xâm nhiễm và bôi lên vết cắt bằng Vadơlin + thuốc nấm cho đến khi không có một dấu hiệu mềm thối nơi mặt cắt ấy. Phần bị bệnh nên hủy bỏ ở nơi thật xa bằng lửa. Tốt nhất nên ngừa thường xuyên bằng các loại thuốc ngừa nấm như Zineb, Topsil, Benomyl, Bordo Cop Super 25 wp và Cocman… một tuần một lần.
 
Blogger Templates